BÀI 14: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP HỒ CHÍ MINH

 

CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

BÀI 14: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP HỒ CHÍ MINH

I.                Những yếu tổ ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

b. Hoàn cảnh quê hương

Học xong bài này, em sẽ: Nêu được sơ lược về hoàn cảnh quê hương của Hồ Chí Minh – Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời của người.

b. Hoàn cảnh quê hương

Để dạy và học mục này chúng ta sử dụng di sản: Cụm di tích Hoàng Trù –quê ngoại nơi Bác cất tiếng khóc chào đời.

  https://vr360.com.vn/projects/ditich-langkimlien/

link mở rộng bài học: https://binhdinh.hochiminh.vn/

 khu di tích Nguyễn Sinh Sắc: https://dongthap.hochiminh.vn/

Di tích Nhà số 5 Châu Văn Liêm https://so5chauvanliem.hochiminh.vn/

Khu di tích Lịch sử Đá Chông https://k9dachong.hochiminh.vn/

 

Câu hỏi định hướng bài học:

1.    Em hãy nêu sơ lược hiểu biết của em về quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh?

2.    Em hãy vẽ sơ đồ tư duy trình bày yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh – yếu tố hoàn cảnh quê hương?

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2km, cùng thuộc xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15km. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù rộng 3.500m2, gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Bác Hồ, ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ.

Vào dịp Tết Mậu Dần năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết gặp một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó tên là Nguyễn Sinh Sắc, vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 4 tuổi. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Được sự dạy bảo của cụ Hoàng Đường, Nguyễn Sinh Sắc càng học càng thông minh, nổi tiếng khắp vùng. Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho con gái đầu lòng Hoàng Thị Loan.

Năm 1883, hai người thành hôn, ra ở riêng trong ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngôi nhà là nơi chứng kiến người học trò Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách, chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của người vợ và sự ra đời của những người con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân trường Nghệ, năm 1895, vào kinh đô Huế để ôn luyện và đưa cả vợ con theo.

Sau khi sinh người con thứ tư (năm 1900), bà Hoàng Thị Loan qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng 2-1901). Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng Trù sinh sống. Tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự thi và đậu Phó bảng, được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt). Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt làng Hoàng Trù trở về quê nội - làng Kim Liên để vinh quy bái tổ.

Khu di tích Hoàng Trù với ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính tại nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao, để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của đất nước Việt Nam và của nhân loại.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Bài 16: DẤU ẤN HỒ CHÍ MINH TRONG LÒNG NHÂN DÂN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM