BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
CHỦ ĐỀ 6: HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
4
LÃNH ĐẠO
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)
a.
Giai đoạn
1946 – 1954
·
Chiến dịch
Điện Biên Phủ 1954
Học xong bài này, em sẽ:
Nêu được sơ lược về di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ và sự
lãnh đạo tài tình của Hồ Chí Minh trong chiến dịch.
Hướng dẫn bài học:
1.
Sau khi tham quan di
sản văn hóa tỉnh Điện Biên về Chiến trường Điện Biên Phủ. Em hãy khái quát lại
các địa điểm trong di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ?
2.
Xây dựng bài học dự
án, tìm hiểu về Di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ từ đó nêu
được sự lãnh đạo tài tình trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 của Hồ Chí Minh?
Link vào di sản: Di sản văn hóa Tỉnh Điện Biên (dienbien.gov.vn)
Quần thể di tích Chiến trường Ðiện
Biên bao gồm các di tích nổi bật như: Đồi A1, đồi Ðộc Lập, cứ điểm Hồng Cúm,
Him Lam, cầu Mường Thanh, hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (hay hầm Đờ
Cát), Tượng đài chiến thắng, Tượng đài kéo pháo, Sở chỉ huy chiến dịch Ðiện
Biên Phủ... Những di tích này đã để lại ấn tượng sâu sắc, thu hút nhiều du
khách tham quan khi đến với Điện Biên.
Nằm ở phía đông trung tâm tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đồi A1 có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống
5 quả đồi bảo vệ trung tâm Mường Thanh. Tại đây, đêm 6/5/1954, quân ta đã đào một
đường hầm, đặt khối thuốc nổ nặng gần 1.000kg và cho điểm hỏa. Đến sáng
7/5/1954, quân ta đã làm chủ hoàn toàn đồi A1, mở đường cho đợt tổng công kích
cuối cùng vào Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm và giành thắng lợi hoàn toàn. Đồi A1
nay là điểm tham quan thu hút du khách trong nước và quốc tế với các hầm, hào,
lô cốt, xe tăng được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Tại đây, khách du lịch có thể
trải nghiệm đẩy xe đạp thồ, nấu ăn bằng bếp Hoàng Cầm, nghe cựu chiến binh kể
chuyện...
Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở
trung tâm lòng chảo Điện Biên. Đây là căn hầm với các phòng làm việc, nghỉ ngơi
của tướng Đờ Cát cùng Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây cũng là
nơi đánh dấu sự thất bại thảm hại của một đạo quân viễn chinh với hình ảnh viên
tướng chỉ huy cùng toàn bộ sĩ quan dưới quyền giơ tay xin hàng và bộ đội ta phất
cao lá cờ Quyết chiến quyết thắng kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Một di tích khác không thể không
nhắc tới cùng những bản hùng ca về người chiến sĩ Điện Biên đó là di tích Đường
kéo pháo. Tuyến đường huyền thoại này đã đi vào lịch sử dân tộc và trở thành
huyền thoại. Chỉ bằng sức người cùng những dụng cụ thô sơ, nhưng với lòng yêu
nước, tinh thần anh dũng quả cảm, quân và dân ta đã mở những tuyến đường trên
các sườn núi quanh co hiểm trở để kéo pháo vào trận địa.
Cách trung tâm thành phố Điện
Biên Phủ 20km là Sở chỉ huy chiến dịch nằm sâu trong khu rừng Mường Phăng. Đây
là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 31/1 đến
15/5/1954. Trong những ngày ở đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra nhiều quyết
sách quan trọng, mang tính lịch sử. Rừng Mường Phăng đã trở thành biểu tượng sức
mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam và được người dân gọi là “Rừng Đại tướng”.
CHỦ ĐỀ 6 – BÀI 15:
HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC
Học xong bài này, em sẽ: Giới thiệu được hành
trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên lược đồ; nêu được nội dung cơ
bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Để dạy
và học bài này ta chọn: Bến Nhà Rồng
A. Bến
nhà Rồng
A. Giới thiệu khái quát về Bến Nhà Rồng
Nhắc đến Bến Nhà
Rồng, trong mỗi chúng ta không thể không biết đến địa danh nổi tiếng đã góp
phần thay đổi toàn bộ lịch sử của nền dân tộc Việt Nam. Nơi đây, ngày 5/6/1911,
chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville
(Pháp) lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài
30 năm.
Để biết thêm về di
tích Bến Nhà Rồng, xin mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham gia không
gian số dưới đây:
https://bennharong.hochiminh.vn/
Giới thiệu vài nét
về Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng hiện
nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm
trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
cả nước.
Nơi đây, trước ngày
30.4.1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales)
- một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm
được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863 hoàn thành
với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào
mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí
quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận
tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Nǎm
1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho
chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và
thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận
viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu
tượng của cảng Sài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý. Năm 1995, Ủy
ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh quyết định đổi tên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh".
B. Các cụm di tích tiêu biểu
Hiện
nay, Bảo tàng có 07 phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời
và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng trưng bày
chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; tình
cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền
Nam đối với Bác Hồ và Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ.
Giữa
sân Bảo tàng Hồ Chí Minh – CN.TPHCM, hướng ra sông Sài Gòn là tượng “Nguyễn Tất
Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện, khánh
thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước. Với chất liệu bằng kim loại cao 330 cm, nặng 1000 kg. Đây là nơi khách
tham quan dừng chân để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp khi đến với bảo tàng.
Trong quá trình tham quan tìm hiểu em hãy trả lời các câu
hỏi sau
1. Hãy cho biết điều mà em ấn tượng trong không gian Bến
Nhà Rồng mà em vừa tham quan.
2. Em hãy khái quát về hành trình ra đi tìm đường cứu nước
của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhận xét
Đăng nhận xét